Advertisement
(Please scroll down for English version of all information)ĐIỂM XUẤT PHÁT (ROBERT KRAMER)
GIẤC MƠ LÀ CÔNG NHÂN (TRẦN PHƯƠNG THẢO)
19:00 — 25.04.2025
Rạp Ngọc Khánh — 523 Kim Mã, Hà Nội
Vào cửa tự do
Đăng ký trước tại: https://tinyurl.com/kramer-thao-nttd
Một phần của NHƯ TRĂNG TRONG ĐÊM 2025 (www.facebook.com/events/641664061907797)
>>>>>>>>>>>>>>>>>
Điểm Xuất Phát (1993) và Giấc Mơ Là Công Nhân (2006), hai bộ phim tài liệu, ‘ghi lại những gì đang xảy ra’, theo cách nói của đạo diễn Robert Kramer, được thực hiện với việc thu thanh trực tiếp vốn hiếm hoi trong điện ảnh Việt Nam lúc bấy giờ.
*
Bắt đầu bằng những kết nối với những nhân vật đã cùng làm việc cho bộ phim Chiến Tranh Nhân Dân ở miền Bắc Việt Nam năm 1969, Điểm Xuất Phát lưu lại các cuộc gặp gỡ mới của Robert Kramer tại Hà Nội hơn hai mươi năm sau, với những con người thuộc các tầng lớp khác nhau. Từ những thôi thúc rất cá nhân, ông đưa ra những tự vấn suy tư về sự bắc cầu giữa quá khứ và hiện tại trong bối cảnh đất nước ở giai đoạn đầu của Đổi Mới. Dưới con mắt tìm kiếm chân thành và đồng cảm của một nhà làm phim phương Tây, các nhân vật đã bộc bạch được những trăn trở và các câu chuyện khó nói của từng người, từ những người công nhân lao động đến các cựu chiến binh, từ văn nghệ sĩ trí thức đến giới trẻ. Với sự gượng nhẹ cẩn thận thật ân cần, ông đã tỉ mẩn góp nhặt những mảnh chất liệu từ những ký ức chiến tranh, niềm tự hào và lý tưởng, hy vọng và hiện thực, sự ngậm ngùi và giằng xé. Nhà làm phim tiếp cận mọi thứ trong sự nhất quán về trải nghiệm cá nhân, mà qua đó đã ghi nhận lại được một bức tranh đầy cảm xúc về Việt Nam một thời kỳ.
Có lẽ Điểm Xuất Phát sẽ chạm tới khán giả Việt Nam hôm nay bằng cảm giác vừa thân thuộc vừa khác biệt, bởi không khí mà bộ phim mang lại. Những lời nói bộc lộ trong sự ngập ngừng, cân nhắc bên cạnh những thủ pháp sử dụng hình ảnh như điền vào chỗ trống khiến những phát biểu trở nên hài hòa và thích đáng. Khi xem một phim tài liệu chứa đựng chiếc hộp thời gian như Điểm Xuất Phát, quán tính của người xem có lẽ sẽ hướng đến hiện tại trong sự nhìn lại quá khứ, hoặc nhìn trước tương lai với một điểm xuất phát mới.
— Phạm Thị Hảo
*
‘(...) Chị có thể quay cảnh em đang ngồi nói chuyện, chị cắt cái lời nói ấy đi, chị tạo một cái lời nói trong ghi âm đấy thành lời của em đang nói.’ Qua mấy câu hướng dẫn về cách dàn dựng cảnh quay, Định, một công nhân trẻ tuổi đang chờ việc, bộc lộ nỗi lo bị tận dụng gấp đôi — vừa kể chuyện, vừa làm nhân vật. Những lời này mở đầu phim Giấc Mơ Là Công Nhân, nhưng có lẽ vì cho là quá quen thuộc, nên sau đó đạo diễn không làm theo. Trần Phương Thảo tiếp cận theo hướng ngược lại. Cuộc đời của Định và ba cô gái khác, những người bỏ quê lên phố tìm việc theo lời hứa hão của một công ty môi giới lừa đảo, chỉ hiện lên qua lời nói của họ trước máy quay. Ngoại trừ vài cảnh toàn ghi hình khu vực vùng ven Hà Nội, phim chủ yếu diễn ra trong phòng trọ của các nhân vật, trên giường, quanh bếp. Không gian chật hẹp được nữ đạo diễn mới vào nghề cố ý chọn, với chủ đích lấp đầy nó bằng những điều nằm ngoài khung hình.
Hướng đi này đầy mạo hiểm. Hành trình tìm việc và những ca làm thời vụ ở nhà máy vắt kiệt sức lực đến nỗi ranh giới giữa trong và ngoài gần như tan biến. Sau một ngày dài đứng dây chuyền hay đối mặt với nhà tuyển dụng, các cô gái, nếu còn sức nói, thường chỉ kể lại ngày khổ sở mà họ vừa chịu đựng. Định không thích lên hình, vì cô biết gương mặt phờ phạc lúc bảy giờ tối của mình không tiết lộ gì khác về con người cô ngoài sự bóc lột. Để tạm quên đi thực tại, cô công nhân hồi tưởng kỷ niệm thời thơ ấu và tâm sự về những niềm mơ ước.
— Trích bài viết Un Vietnam Désynchrone của Félix Rehm
>>>>>>>>>>>>>>>>>
CHƯƠNG TRÌNH
19:00 — Đón khách
19:30 — Bắt đầu sự kiện
* Các phim chiếu kèm phụ đề tiếng Anh
* Hotline: 0363909790 / 0987159622
>>>>>>>>>>>>>>>>>
DANH SÁCH PHIM
ĐIỂM XUẤT PHÁT
Phim tài liệu, 1993, 90’
Kịch bản, đạo diễn & quay phim: Robert Kramer
Âm thanh: Olivier Schwob
Dựng phim: Christine Benoit, Robert Kramer, Marie-Hélène Mora
Trợ lý đạo diễn: Lê Hồng Chương
Ánh sáng: Nguyễn Thước
Điểm Xuất Phát là điểm trở về, một bộ phim mà Kramer thực hiện sau gần 25 năm quay Chiến Tranh Nhân Dân (People’s War, 1969). Tác phẩm mang ta tới Hà Nội vào đầu những năm 90, chuyến du khảo ở một đất nước đang vực dậy sau những mất mát chiến tranh, những dấu vết còn lại cùng những hối hả và trăn trở của một thời kỳ mới.
GIẤC MƠ LÀ CÔNG NHÂN
Phim tài liệu, 2006, 52’
Kịch bản và đạo diễn: Trần Phương Thảo
Quay phim: Trần Phương Thảo
Thu thanh: Các học viên khoá học Varan (Phạm Thị Hảo, Nguyễn Thị Thuỳ Quyên, Nguyễn Việt Anh Thư, Phan Huỳnh Trang, Nguyễn Thị Thắm)
Dựng phim: Aurélie Ricard
Dựng âm thanh: Emmanuel Soland
Phim đi cùng những ngày chờ đợi, của mong mỏi có được việc làm tại xưởng máy liên doanh của những cô gái trẻ ở ngoại thành. ‘Chị quay những lời nói của em, những lời xúc động và sự thật cuộc đời em đã trải qua như thế.’ Một bộ phim đầu tay, đánh dấu sự hiện diện đã 20 năm của thực hành ‘điện ảnh sự thật’ (cinéma-vérité) tại Việt Nam gắn liền với các khoá học Varan.
>>>>>>>>>>>>>>>>>
ROBERT KRAMER là một nhà làm phim độc lập và nhà văn người Mỹ, sinh tại New York năm 1939. Ông theo học lịch sử và triết học tại Swarthmore College và Đại học Stanford. Những năm 60, ông tham gia phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam và giải phóng các cộng đồng thiểu số. Robert Kramer đã cùng bạn bè đồng chí hướng lập nên nhóm The Newsreel Collective, thực hiện rất nhiều bộ phim bày tỏ quan điểm của mình. Những tác phẩm nổi bật thời kỳ này của ông gồm The Edge (1968), Ice (1969), Milestones (1975). Và trong đó, có bộ phim Chiến Tranh Nhân Dân (People’s War) được quay năm 1969 tại Việt Nam, do Norman Fruchter, John Douglas và Kramer thực hiện; một tác phẩm Mỹ hiếm hoi thể hiện cái nhìn về cuộc chiến cũng như đời sống thời chiến từ phía người dân miền Bắc Việt Nam. Gắn kết với những vận động lịch sử thế giới, Robert Kramer đã dịch chuyển và làm phim tại Venezuela, Bồ Đào Nha, Angola. Từ những năm 80, ông chuyển sang sinh sống tại Pháp. Một giai đoạn với các tác phẩm ngày càng mở rộng đường biên trong biểu đạt, suy tư về thế giới tương lai trong tương quan với quá khứ: Our Nazi (1984), Route One/USA (1989), Berlin 10/90 (1990), Walk the Walk (1996). Năm 1992, Robert Kramer quay lại Việt Nam, giảng dạy một lớp học phim tài liệu tại Hà Nội. Từ đây, ông đã thực hiện Điểm Xuất Phát (Starting Place, 1993). Say Kom Sa, một phim ngắn làm năm 1998, hoàn thiện bộ ba phim Việt Nam của đạo diễn. Ông mất đột ngột năm 1999, và Cities of The Plain (2001) trở thành tác phẩm cuối cùng của Kramer.
TRẦN PHƯƠNG THẢO sinh năm 1977, là một một nhà làm phim tài liệu độc lập tại Việt Nam. Cô tốt nghiệp Đại học Ngoại thương, sau đó theo học về phim tài liệu tại Đại học Poitiers, CH Pháp. Trần Phương Thảo là một trong những gương mặt quan trọng của Varan Việt Nam, thuộc mạng lưới Ateliers Varan – tổ chức đào tạo phim tài liệu có trụ sở chính tại Paris được thành lập với sự khởi xướng của nhà dân tộc học, nhà làm phim tài liệu Jean Rouch. Ban đầu, Phương Thảo tham tham gia các khoá học Varan năm 2005 với tư cách là phiên dịch viên, rồi học viên, và trở thành người đào tạo. Phương Thảo đã thực hiện bộ phim đầu tay Giấc Mơ Là Công Nhân năm 2006 và được ghi nhận tại nhiều liên hoan phim quốc tế. Kể từ đó, cùng với cộng sự Swann Dubus, hai người đã thực hiện các bộ phim đi theo những con người, những câu chuyện của Việt Nam đương đại. Hiện nay, Trần Phương Thảo phụ trách cùng các đồng nghiệp những trại sáng tác của Varan Việt Nam dành cho các nhà làm phim trẻ. Một số phim đã thực hiện: Giấc Mơ Công Nhân (2006, học bổng Pierre and Yolande Perrault tại Liên hoan phim Cinéma du Réel năm 2007); Trong Hay Ngoài Tay Em (2011, giải White Goose trong Liên hoan phim tài liệu quốc tế DMZ tại Hàn Quốc năm 2012); Đi Tìm Phong (2015, giải Nanook Grand Prix tại LHP Jean Rouch năm 2015); Đường Bưởi (2019). Với Varan Việt Nam, hai dự án gần nhất Phương Thảo tham gia sản xuất: bộ phim đầu tay của Hà Lệ Diễm, Những Đứa Trẻ Trong Sương (2021), và Trại sáng tác điện ảnh tài liệu cho những nhà làm phim trẻ, thực hiện cuối năm 2024.
>>>>>>>>>>>>>>>>>
NHƯ TRĂNG TRONG ĐÊM gửi lời cảm ơn chân thành tới Richard Copans, Céline Paini & Harold Presson (Les films d’Ici), Aurélie Ricard, Félix Rehm, Varan Việt Nam, Trần Khánh An và Hồ Anh Vũ đã hỗ trợ cho buổi chiếu này.
NHƯ TRĂNG TRONG ĐÊM 2025 do Trung tâm TPD tổ chức với sự hỗ trợ và đồng hành từ Viện Phim Việt Nam; Viện Pháp tại Việt Nam và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam; chương trình Connections Through Culture của Hội Đồng Anh trong dự án hợp tác với Star Nhà Ease; Quỹ Purin; & Complex 01.
facebook.com/nhutrangtrongdem
#nhutrangtrongdem2025
>>>>>>>>>>>>>>>>>
>>>>>>>>>>>>>>>>>
>>>>>>>>>>>>>>>>>
STARTING PLACE (ROBERT KRAMER)
WORKER’S DREAMS (TRẦN PHƯƠNG THẢO)
19:00 — 25.04.2025
Ngọc Khánh Cinema — 523 Kim Mã, Hà Nội
Free entry
Advance registration at: https://tinyurl.com/kramer-thao-nttd
Part of NHƯ TRĂNG TRONG ĐÊM 2025 (LIKE THE MOON IN A NIGHT SKY 2025)
(www.facebook.com/events/641664061907797)
>>>>>>>>>>>>>>>>>
Starting Place (1993) and Worker’s Dreams (2006), two documentaries that ‘record what’s happening,’ to borrow director Robert Kramer’s words, employed direct sound, a rare practice in Vietnamese filmmaking at those moments in time.
*
From rekindled connections with those who worked in The People’s War, the film Robert Kramer made in North Vietnam in 1969, Starting Place documented the director’s new encounters with people of varied social classes in Hanoi some twenty years later. Internal compulsions urged him to contemplate how to bridge the past and the present, in the context of a Vietnam in the early years of economic reforms. Under the empathetic, sincere, searching gaze of a filmmaker from the West, those appearing on screen — manual workers, war veterans, literati, artists, intellectuals and the youth — were able to express their concerns and delicate predicaments. Heedful and tender in his efforts, Kramer meticulously gleaned slivers of filmic material from war memories, from pride and ideals, hope and reality, condolence and conflict. The filmmaker approached everything through the consistent lens of personal experience and effectively captured an emotional portrait of Vietnam at one time.
Perhaps the film can still touch the Vietnamese audience today for the atmosphere it evokes, familiar and yet dissimilar. Words uttered with hesitation or deliberation are complemented by the use of images that seem to fill the gap, bringing harmony and soundness to the statements. Watching a time capsule documentary like Starting Place, the audience are prone to face the present in retrospect, or to envision the future from a new point of departure.
— Phạm Thị Hảo
*
‘(...)Then you’ll film me, and you’ll pick and choose from my words to add to those images, as if that’s what I’m saying’. Through these staged directions, Định, a young temporary worker, expresses her unease about being doubly-exploited, as a narrator and as a character. Placed at the start of Worker’s Dreams, these instructions, perhaps deemed too conventional, were not followed by the filmmaker. In fact, Trần Phương Thảo took the opposite approach. The reality of Định’s life and that of three other women from the countryside, who moved to the outskirts of Hanoi following the promises of a fraudulent employment agency, emerges solely through their words spoken to the camera. Apart from a few wide shots revealing the Hanoian suburbia, the film essentially unfolds in the characters’ rooms, on their beds, around their stove. This constrained space is deliberately chosen by the apprentice filmmaker, who seeks to infuse it with the unseen expanse of off-screen life.
The endeavor is risky. The job hunts and temporary assignments in factories drain these women so thoroughly that the boundary between inside and outside begins to fade. After long hours spent on the assembly line or dealing with recruiters, the young women, if they have the energy to speak at all, often only talk of the day they’ve endured. Định preferred not to be filmed because she knows that her sleep-deprived face at 7 PM reveals nothing of herself beyond her exploitation. To break free from this reality, the worker recounts her childhood memories and shares her dreams.
— Excerpt from Félix Rehm’s Un Vietnam Désynchrone
>>>>>>>>>>>>>>>>>
PROGRAMME
19:00 — Doors open
19:30 — Event starts
* Both films screen with subtitles in English
* Hotline: 0363909790 / 0987159622
>>>>>>>>>>>>>>>>>
THE FILMS
STARTING PLACE
Documentary, 1994, 80’
Directed, screenplay & cinematography by: Robert Kramer
Sound: Olivier Schwob
Editing: Christine Benoit, Robert Kramer, Marie-Hélène Mora
Assistant director: Lê Hồng Chương
Lighting: Nguyễn Thước
Starting Place was the point of return for Kramer, nearly 25 years after The People’s War (1969). In the form of a travelogue, his return takes us to early-1990s Hanoi, documenting the country’s endeavor to lift itself up from wartime losses, remnants of the war, and the fervor and tensions of a new era to come.
WORKER’S DREAMS
Documentary, 2006, 52’
Screenplay and directed by Trần Phương Thảo
Cinematography: Trần Phương Thảo
Sound: Students in the 2006 Ateliers Varan Documentary Film Workshop (Phạm Thị Hảo, Nguyễn Thị Thuỳ Quyên, Nguyễn Việt Anh Thư, Phan Huỳnh Trang, Nguyễn Thị Thắm)
Editing: Aurélie Ricard
Sound editing: Emmanuel Soland
The film accompanies a group of young, suburban women during the long days of waiting for employment at a joint-venture factory. “You film my words, words filled with emotions, and they are all true, this is the life I have lived”. Trần Phương Thảo’s debut feature marked the twenty year presence until present days of a cinéma-vérité practice in Vietnam, which has been closely linked to the workshops of Ateliers Varan.
>>>>>>>>>>>>>>>>>
American independent filmmaker and writer ROBERT KRAMER (1939-1999) was born in New York and studied history and philosophy at Swarthmore College and Stanford University. In the 1960s, he joined radical movements supporting the liberation of marginalized communities and protesting against the war in Vietnam. In 1967, Kramer co-founded the filmmaking collective Newsreel. Important works of his during this era include The Edge (1968), Ice (1969), Milestones (1975), and most notably People’s War — filmed in Vietnam in 1969, co-directed by Norman Fruchter, John Douglas, and Kramer, it was a rare American works that depict the war and life during wartime alongside the Vietnamese people living in the North. Engaging with global historical currents, Robert Kramer had travelled and made films in Venezuela, Portugal, and Angola. He moved to France in the early 1980s. The relocation marked a new creative period in which his sphere of expressions expanded with each work as he mulled over the world to come while looking back to the past: Our Nazi (1984), Route One/USA (1989), Berlin 10/90 (1990), Walk the Walk (1996). In 1992, Robert Kramer returned to Vietnam and taught a documentary filmmaking workshop in Hanoi, followed by the making of Starting Place (1993). Say Kom Sa, a short film made in 1998, completed the director’s Vietnamese trilogy. As he passed away unexpectedly in 1999, Cities of The Plain (2001) became his last work.
Born in 1977, TRẦN PHƯƠNG THẢO is a Vietnamese independent documentary filmmaker. She graduated from Hanoi Foreign Trade University and later studied Documentary Film at the University of Poitiers, French Republic. Trần Phương Thảo is one of the important figures behind the Vietnam affiliation of Ateliers Varan, the Paris-based documentary filmmaking training network whose foundation was fueled by ethnographer and filmmaker Jean Rouch’s proposition. She first joined the Varan workshop as a translator in 2005, then as a student, and eventually as a frequent workshop instructor. Her 2006 debut documentary Workers’ Dreams received recognition at many international film festivals. Since then, she has partnered with Swann Dubus on several documentary films following the stories and people in contemporary Vietnam. As of now, with her colleagues, Trần Phương Thảo is in charge of Varan Vietnam’s filmmaking workshops targeting young Vietnamese filmmakers. Notable works: Workers’ Dreams (2006, Pierre and Yolande Perrault Grant, Cinéma du Réel, 2007); With or Without Me (2011, White Goose Prize, DMZ International Film Festival, Korea, 2012); Finding Phong (2015, Nanook Grand Prix, Jean Rouch Film Festival 2015); Pomelo (2019). In her two most recent project with Varan Vietnam, she were the producer for Hà Lệ Diễm’s debut film Children of the Mist (Những Đứa Trẻ Trong Sương, 2021) and the Documentary Filmmaking Workshop for Young Filmmakers in late 2024.
>>>>>>>>>>>>>>>>>
Special thanks to Richard Copans, Céline Paini & Harold Presson (Les films d’Ici), Aurélie Ricard, Félix Rehm, Varan Vietnam, Trần Khánh An & Hồ Anh Vũ for their support towards this screening.
NHƯ TRĂNG TRONG ĐÊM 2025 takes place between 17.04 — 27.04.2025, and is organized by TPD Film Centre, with valuable support from the Vietnam Film Institute; Institut français du Vietnam and the Embassy of France in Vietnam; British Council’s Connections Through Culture, via a grant in partnership with Star Nhà Ease; Purin Pictures; & Complex 01.
facebook.com/nhutrangtrongdem
#nhutrangtrongdem2025
Advertisement
Event Venue & Nearby Stays
Rạp Ngọc Khánh, 1/523 Phố Kim Mã, Phường Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam, Hanoi, Vietnam
Tickets